Saturday, August 4, 2018

Tổng hợp các loại yến sào Việt nam hiện nay

Lý do tại sao yến sào Việt nam có màu khác nhau vẫn còn là một đề tài tranh luận. Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Điều này lý giải cho màu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. 

Tổng hợp các loại yến sào Việt nam hiện nay

Yến huyết là gì?

Ðây là loại yến sào Việt nam có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại yến sào Việt nam này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng yến sào Việt nam trên thị trường thế giới. Người ta cho rằng màu đỏ của Yến Huyết là do trong quá trình làm tổ, chim yến không tiết đủ nước bọt nên đã dùng máu của chính nó để trộn lẫn với nước bọt xây tổ.

Yến hồng là gì?

Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao

Yến trắng là gì?

Bạch yến là loại yến sào Việt nam có màu trắng, là loại yến sào Việt nam thông dụng nhất trên thị trường, chiếm đến 90% tổng số lượng yến sào Việt nam có trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch bạch yến từ 3-4 lần. Cùng với số lượng vượt trội và giá cả phải chăng mà bạch yến trở thành sản phẩm được nhiều người tiêu dùng sử dụng nhất.

Nói chung, cả ba loại yến trên đều có giá trị dinh dưỡng cao, đều được dùng để làm thuốc và chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Từ những người ốm yếu đến những người khỏe mạnh đều có thể sử dụng các loại yến sào Việt nam trên, từ trẻ nhỏ đến người già, từ những người bị bệnh đến người không có bệnh. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng, mỗi lứa tuổi thì liều dùng yến là khác nhau nên khi mua yến các bạn nên nhờ người bán hàng tư vấn cách dùng hiệu quả.

Ngoài ra còn có một số loại yến sào Việt nam khác 

+ Yến thiên màu trắng đục, xanh, vàng hoặc cam, nặng 9 – 10g

+ Yến địa màu xám, tím hoặc đen nhạt, nặng 6 – 7g (tổ của chim già)

+ Yến địa nguyên tổ; Yến bài là tổ chưa làm xong hoặc bị vỡ

+ Yến mao là tổ mới làm lần đầu

+ Yến xiêm là tổ rất bẩn, dính đầy lông nên rất ít khi được dùng để chế biến

Lý do tại sao yến sào Việt nam có màu khác nhau vẫn còn là một đề tài tranh luận. Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Điều này lý giải cho màu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến.

Tuy nhiên nhiều giả thuyết về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được nghiên cứu. Ngoài ra khi tổ Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng tạo ra màu đỏ của yến sào Việt nam. Tuy nhiên loại Yến huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương đương với Bạch yến (tức 7 – 9 lần)

No comments:

Post a Comment