Wednesday, August 1, 2018

Những cách nhận biết thật- giả đối với yến nuôi nguyên tổ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, yến sào Việt Nam rất giàu protein, acid amin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chẳng vì thế mà yến sào Việt Nam được xếp vào hàng “Bát Trân” ( Tám món cao lương mỹ vị) tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

Những cách nhận biết thật- giả đối với yến nuôi nguyên tổ

Đặc điểm của yến nuôi nguyên tổ thật 

Đặc trưng nổi bật trước hết của yến sào Việt Nam là sự chồng chéo, gắn liền nhau của nhiều lớp sợi trông như xơ mướp, vành tổ mỏng nhưng chân tổ lại dày để có thể bám chặt vào vách đá. Kích thước mỗi yến sào Việt Nam có chiều dài từ 8 đến 10cm, ngang khoảng 5 đến 6cm và cao từ 4 đến 5cm. Tổ lớn và dày cân nặng bình quân 10g (thường dao động từ 7g cho đến 15g). Có hàm lượng Protein từ 40% đến 60%, có 20 loại acid amin và nhiều nguyên tố đa lượng… Đặc biệt hoàn toàn không có Tinh Bột.

Đặc điểm của yến nuôi nguyên tổ giả

Cũng có các sợi chồng chéo gắn liền nhau một cách rất công phu và tinh xảo, nhưng thực chất chỉ là một hỗn hợp được cấu tạo bằng Agar, chứa Tinh Bột, lòng trắng trứng và sụn cước cá với một kỹ thuật chế biến tinh vi đến mức trông giống như yến sào Việt Nam thực. Ngoài ra hiện nay Yến sào Việt Nam giả còn được làm bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn).

Phương pháp phân biệt thật- giả

Cách 1 :

+ Lấy 1 ít Yến sào Việt Nam ngâm nước. Nếu là Yến sào Việt Nam giả gặp nước sẽ nở ngay sau 2-3 phút và bóp vào yến sào Việt Nam – yến sào Việt Nam giả sẽ nhão ra vì do cấu trúc là tinh bột. Nếu là Yến thật khi nhâm, đun sôi trong 1 thời gian 10-20 phút ( đun cách thủy ) sẽ không tan và không nhão mà chỉ thành những sợi Yến nguyên vẹn. Nếu Yến sào Việt Nam không nhão ra, có thể Yến sào Việt Nam đó làm giả tinh vi, ta tiếp tục đem đun sôi khoảng 5 phút. Nếu là Yến giả hoặc hàng kém chất lượng (có pha, không nguyên chất) sẽ tan ra hết hoặc tan ra một lượng lớn tùy theo lượng pha không nguyên chất. Đối với Yến thật sẽ nở ra và không tan. Quý khách có thể thử thêm tiếp cách sau khi đun sôi Yến :

+ Nhỏ thuốc Luigon (loại thuốc đặc trưng để xác định tinh bột) vào nồi Yến đang đun sẽ cho phản ứng tạo màu xanh (không còn màu khi đun sôi để nguội). Riêng Yến sào Việt Nam thật (không pha trộn) sẽ không có phản ứng tạo màu vì không có tinh bột.

+ Yến giả khi đun có mùi carbonat natri rất hắc. Khi sôi có nhiều bọt, để qua đêm có màu vàng, hôi như bị thiu. Yến thật khi đun sôi ít bọt, có mùi đặc trưng của Yến.

Cách 2 : Cho yến sào Việt Nam vào dung dịch iốt, nếu là Yến thô có phủ bột hoặc giả sẽ chuyển sang màu xanh, do tinh bột tác dụng với iôt biến thành màu xanh.

Cách 3 :

+ Đối với Yến thật : khi đun sôi có mùi tanh đặc trưng (nhiều hoặc ít tùy thuộc vào đặc điểm mỗi yến sào Việt Nam) dù ở trạng thái thô ban đầu không có mùi. Khi đun sợi nở, không tan và không nhão. Tùy theo độ tuổi của Yến sẽ cho sợi dai nhiều hay ít.

+ Đối với Yến giả: có mùi tanh của cá, mực khi ở trạng thái thô ( chưa ngâm nước ) và khi chưng sôi sẽ không có mùi tanh đặc trưng . . . .thâm chí có Tổ có mùi chất tẩy trắng. Khi đun sôi sợi nhão và tan ra vì có cấu trúc là tinh bột.

Cách 4: ( dành cho người sử dụng Yến sào Việt Nam ở nhiều nơi,có thể so sánh từ nhiều sản phẩm ):

+ Đối với Yến sào Việt Nam kém chất lượng, bị phủ lớp bột tăng trọng: Khi ngâm, sợi yến nở ra nhưng cảm giác đầu tiên khi chạm vào là giòn vì Yến sào Việt Nam đã bị phủ lớp bột được để khô lâu ngày.

+ Đối với Yến sào Việt Nam nguyên chất : mặc dù ở trạng thái khô (trạng thái của yến sào Việt Nam khi mới mua về ) là hơi giòn, dể vỡ nhưng khi ngâm nước sợi nở to ra, dai. Cảm giác chạm vào mềm nhưng không tan cũng không giòn. Đây là kinh nghiệm đơn giản nhưng hiệu quả, nên chú ý tới trong quá trình sử dụng Yến sào Việt Nam

Cách 5: đây là cách sử dụng khi chưng yến và chỉ khác nhau 1 khâu nhỏ nhưng được nhiều công ty,cơ sở đánh lừa người tiêu dùng.

+ Thông thường khi chưng yến sào Việt Nam, theo đúng quy trình là chúng ta để yến sào Việt Nam đã làm sạch lông và 1 lát gừng vào chưng đến khi có bọt sôi bắt đầu xuất hiện là kết thúc quá trình sau đó mới cho đường phèn vào dùng.

+ Nhưng do các cơ sở gian lận bằng cách phủ bột hoặc bán Yến Non (yến sào Việt Nam thu hoạch không đủ tháng) – người bán sẽ tư vấn khách hàng cho đường phèn vào khi mới bắt đầu chưng. Như vậy sẽ làm cho sợi yến kém chất lượng không tan hoặc nở ít. Vì khi đường tan sẽ bao bọc sợi yến và các thành phần độn thêm, làm sợi yến khi chưng không nở ra cũng như không tan được. Do sợi yến không tan nên khách hàng không biết mình đã “mắc lừa”.

+ Xin lưu ý khi chưng yến sào Việt Nam là cho đường phèn vào sau khi yến sào Việt Nam đã được chín ( có bọt sôi bắt đầu xuất hiện).

No comments:

Post a Comment